Doanh nhân Sakichi Toyoda

Câu chuyện về người sáng lập tập đoàn Toyota

Khi nói đến Nhật Bản, mọi người thường nghĩ đến hàng điện tử và ôtô, đó là hai ngành công nghiệp chủ đạo góp phần tạo nên thương hiệu made in Japan nổi tiếng. Và tập đoàn sản xuất ôtô số một của Nhật Bản là tập đoàn Toyota.


Mặc dù gần cuối đời, Sakichi Toyoda mới bắt đầu nghĩ đến chuyện sản xuất ôtô. Thế nhưng cái doanh nghiệp con mà ông xây dựng lên giờ đã trở thành tập đoàn Toyota sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản và là một trong ba công ty xe hơi lớn nhất trên thế giới.

Năm 2005, với doanh thu gần 180 tỷ USD, Toyota là tập đoàn duy nhất của Nhật Bản và cũng là duy nhất của châu Á nằm trong “Top ten” của những hãng có quy mô lớn nhất. Sự hiệu quả trong kinh doanh của Toyota được thấy rõ nhất ở con số lợi nhuận khổng lồ lên tới 11 tỷ USD trong năm 2005.

Chiếc chìa khóa dẫn tới thành công của thương hiệu Toyota được cho là nằm ở Hệ thống sản xuất Toyota (“Toyota Production System” - TPS)”, với triết lý kinh doanh hướng tới chất lượng cao nhất, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhất nhu cầu của khách hàng.

Năm 1936, sau khi tiếp quản công ty của Sakichi Toyoda, người con trai Kiichiro đã đặt ra cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái “d” bằng chữ cái “t” trong tên gọi Toyoda. Với khẩu hiệu “cứ làm cái đã, bàn bạc sau” thành triết lý kinh doanh của tập đoàn. Chính đây là tiền đề tạo ra “Genchi Genbutsu” – triết lý mang ý nghĩa “nhìn tận mắt, làm tận tay” của Toyota. “Genchi Genbutsu” đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới và tạo ra tiếng vang ngoài mong đợi. . Kể từ đó, thương hiệu Toyota xuất hiện và trở thành một trong những biểu tượng vĩ đại, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản.
Thương hiệu Toyota hiện luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, có giá trị hàng chục tỷ USD.

Từ người thợ mộc tài hoa:

Vào năm 1890, Sakichi Toyoda đã trình diễn chiếc máy dệt đầu tiên do mình phát minh. Hầu hết các chi tiết của chiếc máy dệt này đều bằng gỗ. Với chiếc máy tự tạo này, người dệt đỡ vất vả chạy đi chạy lại mà tốc độ dệt vải lại tăng gấp nhiều lần.

Không chỉ là người sáng tạo, phát minh, Sakichi Toyoda cũng đã có trong mình những tố chất kinh doanh nhất định. Năm 1891, ông đã đăng ký bản quyền cho máy dệt của mình. Và cũng từ đó, Sakichi Toyoda trở thành ông chủ chuyên sản xuất máy dệt để bán.

 

Xuất hiện ý tưởng sản xuất ôtô:

Trong một lần sang Mỹ để tìm hiểu thông tin cho dự án máy dệt tự động mà ông đang nghiên cứu, như tình cờ, Sakichi Toyoda nhận thấy ôtô đã xuất hiện ở Mỹ khá nhiều mà Nhật Bản chưa có.Rồi đến khi có thông tin Nhà nước Nhật Bản phải nhập một lúc 800 xe ôtô của hãng Ford thì một lần nữa lòng tự ái dân tộc của Sakichi Toyoda lại nổi lên.

Sakichi Toyoda lúc này đã hơn 60 tuổi và ông trao đổi điều này với con trai Kichiro Toyoda, người sẽ tiếp tục thay ông chèo lái Công ty Toyoda.


Thế là ý tưởng phải sản xuất bằng được xe ôtô đã theo đuổi cha con Sakichi Toyoda từ đấy.

Sakichi Toyoda đã đồng ý dành rất nhiều tiền để cho con trai lập một trung tâm nghiên cứu về ôtô do chính ông điều hành. Rút kinh nghiệm từ tuổi trẻ khi phải tự mày mò sáng chế chiếc máy dệt đầu tiên, Sakichi Toyoda đã khuyên con trai phải sang Mỹ và châu Âu để tìm hiểu và nắm bắt công nghệ sản xuất ôtô.

 



Quan điểm của Sakichi Toyoda là “phải biết họ làm như thế nào rồi mình sẽ tìm cách để làm tốt hơn".

Không phụ lòng cha, Kichiro Toyoda đã tìm mọi cách để tìm hiểu công nghệ sản xuất xe hơi. Hàng chục động cơ xe ôtô được cha con Sakichi Toyoda và Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết.

Với quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có, đúng phẩm chất đặc thù của người Nhật Bản, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật Bản. Bắt đầu năm 1930, lần lượt từng dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồi động cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn thiện.

Năm 1934, Kichiro Toyoda, lúc này đã thay cha điều hành công ty Toyoda đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, và được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935 dưới tên gọi Toyota A1. Ngày 28/8/1937, công ty Toyota Motor Corporation chính thức ra đời, mở ra một kỷ nguyên với những thành công rực rỡ trong ngành công nghiệp ôtô.

Nguồn: Tổng hợp