ERP ngành gỗ tự nhiên
Phần mềm ERP Sản Xuất Gỗ của LinkQ là một giải pháp hiệu quả và phù hợp để các doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình sản xuất, gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG
NGÀNH SẢN XUẤT GỖ
Ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam đang có cơ hội phát triển vô cùng lớn. Khi mà hai Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam – EU (EVFTA và IPA) chính thức được ký kết thành công sau hơn 9 năm đàm phán đã mở toang cánh cửa xuất khẩu sang thị trường EU. Các chuyên gia kỳ vọng rằng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất 15-20% so với khi Việt Nam chưa tham gia ký kết EVFTA.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu từ EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghiệp/kỹ thuật cao để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của mình. Về mặt nhập khẩu, EU là một trong những thị trường chính cung cấp nguồn gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ EU được đánh giá có mức độ rủi ro rất thấp. Các mặt hàng gỗ nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU bao gồm: gỗ xẻ, gỗ tròn, veneer. Đồng thời, EU cũng là nguồn cung gỗ hợp pháp lớn thứ hai cho Việt Nam sau thị trường Mỹ. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp gỗ Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

Song song với cơ hội trên, các thách thức chủ yếu đến từ nội lực của doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại là tương đối thấp, thiếu hụt lao động có chuyên môn, đồng thời yếu tố công nghệ trong hoạt động quản trị sản xuất, thiết kế sản phẩm chưa được đầu tư tương xứng.
GIẢI PHÁP LINKQ ERP SẢN XUẤT
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GỖ TỰ NHIÊN
Phần mềm ERP Sản Xuất Gỗ của LinkQ là một giải pháp hiệu quả và phù hợp để các doanh nghiệp có thể cải tiến quy trình sản xuất, gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Với LinkQ ERP Sản Xuất Gỗ, doanh nghiệp của bạn sẽ được đồng bộ hóa toàn bộ quy trình hoạt động lên trên một nền tảng công nghệ thông tin 4.0. Từ giai đoạn sản xuất gỗ tươi tự nhiên cho đến gỗ nội thất thành phẩm, Quản lý kế toán giá thành, Quản lý nhân sự, Quản lý Nhập-Xuất-Tồn, Quản lý chuỗi cung ứng... giúp doanh nghiệp gỗ luôn được cải tiến nội lực bên trong, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng.
I. QUẢN LÝ SẢN XUẤT THEO QUY TRÌNH ĐẶC THÙ
Quy trình sản xuất gỗ tự nhiên từ gỗ tươi đến lúc ra thành phẩm là các tấm gỗ chất lượng.

Bước 01: Xuất Gỗ tươi đưa vào máy cưa
- Nguyên liệu gỗ tươi sẽ được chuẩn bị từ trước đó, đây là bước cực kì quan trọng để doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn nguyên vật liệu.
- Bộ phận quản lý sản xuất công đoạn Cưa xẻ: phân loại Gỗ tươi và Điều chuyển qua các máy cưa phù hợp với Quy cách Cây gỗ NVL(Cây lớn cưa ở máy lớn, Cây nhỏ cưa ở máy nhỏ) tận dụng được năng suất máy Cưa.
Bước 02: Thống kê công đoạn Cưa
- Gỗ tươi được Cưa xẻ theo Định mức Quy cách. Tổng hợp lên Biểu thống kê hàng tươi theo từng ngày, Mã máy cưa.
- Thể hiện thông tin: Quy cách (Dày x Rộng x Dài); Số thanh.
- Cập nhật lượng NVL cuối tháng và phần mềm tự động tính lại lượng NVL tiêu hao trong ngày dựa vào dữ liệu thống kê thành phẩm hàng ngày, tổng hợp lượng thành phẩm vào cuối tháng. Và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng quy cách thành phẩm. Chương trình tính được hệ số tiêu hao đây là căn cứ để tính được lượng Nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong ngày (Xuất kho từng ngày) và dữ liệu tính lương cho nhân công sản xuất.
- Thống kê lượng hàng Phụ phế (Củi, Mùn, Vỏ). Xuất bán hàng và ghi nhận Doanh thu công nợ.
Bước 03: Công đoạn Tẩm hóa chất và Sấy khô
- Lượng Gỗ tươi sau cưa được tẩm hóa chất theo định mức từng quy cách và đưa vào lò sấy.
- Lượng hàng sau khi sấy. Bộ phận Kiểm hàng thực hiện kiểm tra chất lượng: hàng đạt chất lượng, hàng hỏng sử dụng được cắt lại theo quy cách nhỏ hơn, hàng nứt hủy.
- Phân loại theo từng Quy cách xếp vào kiện. (Kiện chứa 01 quy cách và kiện chứa nhiều quy cách).
Bước 04: Nhập kho thành phẩm
- Chuyển kiện phôi gỗ qua kho thành phẩm. Bộ phận Kho có trách nhiệm kiểm tra và đếm số lượng thành phẩm nhập kho.
- Thực hiện nhập kho thành phẩm và ghi nhận số lượng nhập kho.
II. QUẢN LÝ KHO
1. Nhập kho nguyên vật liệu
• Nguyên vật liệu: Gỗ tươi nhập về theo dạng cân xe trọng tải tính trọng lượng. Kiểm tra hàng hóa đạt thì nhập kho, hàng không đạt sẽ loại ra. Nhập kho số lượng hàng đạt và không đạt.
• Chứng từ phiếu nhập kho ghi nhận số lượng NVL.

2. Sản xuất
• Dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu và số lượng thống kê thành phẩm sản xuất từng ngày. Cuối tháng tính được hệ số tiêu hao NVL. (Số lượng NVL xuất thực tế từng ngày = số lượng thành phẩm ngày x hệ số tiêu hao).
• Kho hàng hỏng hủy sau công đoạn tẩm sấy khi kiểm tra thành phẩm.
• Chứng từ phiếu xuất kho ghi nhận số lượng
3. Kho thành phẩm sản xuất
• Dựa vào số lượng thống kê: phiếu nhập kho thành phẩm kế thừa dữ liệu nhập kho theo dõi. Thành phẩm quản lý theo mã số kiện: chứa 01 loại quy cách và có trường hợp chứa nhiều quy cách trong 01 kiện.
• Quản lý tồn kho thành phẩm theo đơn vị kiện và tồn kho chi tiết số lượng thành phẩm theo quy cách trong kiện, số thanh, khối lượng.
• Mã số kiện dán trên thành phẩm thực tế = mã kiện trên hệ thống. Thiết kế in tem từ phần mềm.
• Chức năng lọc thông tin theo các tiêu chí: mã kiện, tổ hợp thông số quy cách (dày, rộng, dài).
• Ghi nhận trường hợp xuất bán:
o Ghi nhận số lượng xuất kho thành phẩm cho từng đơn hàng bán (mã đối tượng, mã đơn hàng)
o Theo dõi và ghi nhận số lượng thực giao tại khách hàng. (Số lượng thực kiểm tra ở khách hàng làm căn cứ ghi nhận doanh thu và công nợ).
o Thống kê được lượng chênh lệch xuất kho và thực tế giao hàng.
o Khi xuất hàng sẽ xuất hết tất cả hàng hóa trong kiện.
o Trường hợp xuất bán không hết kiện: sẽ rã kiện lớn thành các kiện nhỏ quản lý xuất hàng và tồn kho chi tiết từng kiện, từng quy cách trong từng kiện.
4. Quản lý kho hàng đi đường
• Tạo phiếu nhập khẩu
• Phân bổ chi phí mua hàng
• Điều chuyển hàng sang kho chính
5. Quản lý kho hỗ trợ kinh doanh
• Trên đơn đặt hàng khai báo thông tin ngày đặt, ngày hết hạn để theo dõi đơn hàng
• Các SO (đơn đặt hàng) được thiết lặp thời gian cố định X ngày, nếu quá số ngày này mà SO chưa được thực hiện thì sẽ ưu tiên cho nhân viên đặt hàng tiếp theo. Tồn kho sẽ tự động cộng lại số lượng trong đơn hàng bị hủy.
• Truy suất báo cáo để theo dõi lượng thành phẩm có khả năng xuất để đặt hàng.
• Dựa vào dữ liệu tồn kho thực và dữ liệu đơn hàng để rút trích lên báo cáo cho kinh doanh theo dõi.
• Phân quyền cho mỗi sale, đăng nhập theo tài khoản để theo dõi đơn hàng cho từng sale.
• Báo cáo hàng bán ít nhất, nhiều nhất theo thời gian.
6. Quản lý kho theo vị trí
• Hỗ trợ tìm kiếm vị trí hàng theo mã kho, mã vật tư, vị trí.
• Truy xuất được nhanh chóng thông tin hàng hóa: mã vị trí, số lượng, tên kiện, lô, tên vị trí.
7. Quản lý tồn kho
• Quản lý theo lô (nhập khẩu) và tính giá vốn theo hai phương pháp: bình quân gia quyền, thực tế đích danh (theo dõi nội bộ)
• Theo dõi lượng tồn tối thiểu, tối đa: khai báo số lượng Max-min cho từng mặt hàng và sẽ cảnh báo khi số lượng này thấp hơn hoặc vượt mức
• Hàng chậm luân chuyển: Khai báo thời gian cho từng lô và thiết lập khoảng thời gian để cảnh báo nếu hàng đã tồn quá hạn mà chưa được xuất
8. Báo cáo kho
• Báo cáo hàng gia công, ký gửi
• Tổng hợp nhập/xuất
• Thẻ kho
• Sổ chi tiết vật tư theo lô
• Tổng hợp nhâp xuất tồn/ theo lô
• Báo cáo quyết toán NVL
• Báo cáo tồn kho
• Báo cáo tối thiểu-tối đa
• Báo cáo hàng chậm luân chuyển
III. KẾ TOÁN GIÁ THÀNH
Sản xuất gỗ tự nhiên từ gỗ tươi đến tấm gỗ thành phẩm có những đặc thù rất khác biệt. Phần mềm tính giá thành sản xuất gỗ LinkQ được nghiên cứu và lập trình theo đặc thù chuyên ngành gỗ, giúp bạn có thể dễ dàng tính toán tự động các loại chi phí và giá thành sản xuất.
Mô tả quy trình chi phí giá thành sản xuất:
Để tính được chi phí giá thành sản xuất chính xác, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
1. Các yếu tố chi phí
• Nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu thực tế xuất trong tháng được tính dựa vào hệ số (NVL/ Thành phẩm). Dựa vào số lượng thống kê thành phẩm nhập kho chương trình và định mức tiêu hao NVL tính ra lượng NVL xuất thực tế.
• Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Liên kết dữ liệu từ phân hệ tính lương.
• Chi phí sản xuất chung: chi phí khấu hao tài sản, công cụ dụng cụ; chi phí điện nước, hóa chất; chi phí lương quản lý xưởng sản xuất; chi phí khác,…
2. Phương thức tính giá thành
• Phiếu nhập kho thành phẩm kế thừa dữ liệu thống kê từng ngày, tháng.
• Dựa vào giá trị chi phí đã hợp phân bổ theo tiêu thức NVL trực tiếp. Chương trình tự động tính giá thành và áp vào phiếu nhập thành phẩm.
• Chi phí nguyên vật liệu: phân bổ theo khối lượng (Dùng cho tự sản xuất)
• Tự sản xuất: tính giá thành theo nhiều công đoạn
- Công đoạn cắt: chi phí NVL + Nhân công và SXC
- Sấy- phân loại: Sau khi phân loại thì tách thành mã khác, kèm theo yếu tố chất lượng
- Gồm chi phí từ khâu cắt chuyển sang + Nhân công và SXC
- Chi phí trong khâu này phân bổ theo giá thị trường
• Chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công sẽ được phân bổ theo số lượng cho hàng gia công và hàng tự sản xuất.
3. Cách tính hao hụt

• Dở dang = đầu kỳ + đã nhận nhưng chưa vào lò – hoàn thành nhập kho – hao hụt
• Lưu ý: hao hụt tính theo thông số tỷ lệ set up sẵn
Xin cảm ơn!