Phân biệt các khái niệm MRP 1. MRP2, ERP
Xuyên suốt quá trình phát triển của công nghiệp sản xuất, hệ thống phần mềm quản trị sản xuất cũng có những bước phát triển theo từng giai đoạn
Ngày nay việc ứng dụng phần mềm vào quản lý sản xuất là giải pháp không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và lớn. Bởi hiệu quả của giải pháp này mang lại rất tốt và nhanh chóng, góp phần tăng năng suất hoạt động, giảm lãng phí, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đạt chuẩn.
Về tổng quan chung, chúng ta hiện có ba loại phần mềm quản trị sản xuất:
1. Phần mềm lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (Material Requirements Planning - MRP)
Là một hệ thống quản lý các quy trình sản xuất đơn thuần, bao gồm các chức năng giúp lập kế hoạch sản xuất, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát nguyên vật liệu… nhằm đáp ứng ba mục tiêu:
- Đảm bảo nguyên vật liệu luôn có sẵn cho hoạt động sản xuất và sản phẩm có sẵn để giao cho khách hàng.
- Duy trì nguyên vật liệu và sản phẩm thấp nhất có thể trong kho.
- Lập kế hoạch hoạt động sản xuất, lịch giao hàng và hoạt động mua hàng.
2. Lập kế hoạch tài nguyên sản xuất (Manufacturing Resource Planning – MRP II)
Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) đã giúp các nhà quản lý xác định được số lượng và thời gian mua nguyên vật liệu rất tốt. Nhưng trong các quy trình quản trị sản xuất hiện đại, các nhà quản lý phải quan tâm và tính toán ra các thông số máy móc, thời gian lao động cần thiết, tài chính và nhân lực. Với yêu cầu này, MRP II ra đời nhằm giúp nhà quản trị lập kế hoạch để khai thác tối đa các nguồn tài nguyên cho hoạt động sản xuất.
Hệ thống MRP II được xây dựng theo từng mô-đun, với các mô-đun điển hình như:
- Quản lý thu mua
- Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP I)
- Lập kế hoạch sản xuất
- Kế toán giá thành
- Quản lý lịch trình sản xuất chính
Hệ thống MRP II giúp doanh nghiệp:
- Kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho
- Cải tiến quy trình sản xuất
- Cải thiện mối quan hệ với các nhà cung cấp
- Đối với thiết kế & kỹ thuật: Cải tiến và kiểm soát thiết kế; Chất lượng tốt hơn và kiểm soát chất lượng.
- Đối với tài chính & chi phí: Giảm vốn lưu động cho hàng tồn kho; Dòng tiền được cải thiện thông qua việc giao hàng nhanh hơn; Hồ sơ tồn kho chính xác
3. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP Sản Xuất: (Enterprise resource planning for the manufacturing industries)
MRP liên quan chủ yếu đến vật liệu sản xuất, trong khi MRP II liên quan đến sự phối hợp của toàn bộ hoạt động sản xuất, bao gồm vật liệu, tài chính và nguồn nhân lực. Mục tiêu của MRP II là cung cấp dữ liệu nhất quán cho tất cả các thành viên trong quy trình sản xuất khi sản phẩm di chuyển qua dây chuyền sản xuất.
Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) và lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRPII) là tiền thân của hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP Sản Xuất) , một hệ thống tích hợp thông tin kinh doanh. Đồng thời với sự phát triển của những phương pháp, những triết lý quản trị sản xuất mới và hệ thống máy móc công nghệ thông tin. ERP Sản Xuất ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng chuyên sâu và phức tạp của nhà quản lý về:
- Quản lý tổng thể hoạt động sản xuất: MRP và MRP II
- Liên tục cải tiến quy trình hoạt động để tối ưu hơn.
- Đo lường và dự báo tương lai.
Bảng 01: Các phân hệ quản trị theo từng loại phần mềm quản trị sản xuất.